Blog

Tôi đã sử dụng CloudFlare 2022 cho website như thế nào?

Tại sao mình cần sử dụng CloudFlare cho website? Đó là câu hỏi mình thắc mắc khá lâu bởi mình có thể trỏ trực tiếp domain về host mà không cần qua bên trung gian thứ 3 là CloudFlare! Để giải đáp câu hỏi trên mình nhờ chị GOOGLE, chị này được cái giỏi là gì cũng biết mỗi tội khi hỏi một câu đưa cho cả đống làm người hỏi chìm trong nếu không biết cách lọc.

Sau khi lọc thì mình thấy mấy cái lợi cần quan tâm như thế này:

  • Hạn chế DDoS website hơn so với cách trỏ trực tiếp
  • Không cho một “bạn” nào đó mò ra cả list domain của mình dựa theo IP. Hiểu đơn giản là nếu bạn trỏ 10 domain về host trực tiếp qua IP thì có cách lần ra được được cả 10 domain đó thông qua IP, còn qua trung gian CloudFlare thì không.
  • Không cần phải cài ssl của bên khác nữa.

Tất nhiên có nhiều lợi ích nữa nhưng mình chỉ quan tâm tới 3 cái lợi này nên list lại.

Với nhiều cái lợi vậy thì việc sử dụng CloudFlare cho website là cần thiết! Nếu bạn nghĩ giống như mình thì chúng ta bắt đầu vào nội dung.

1. Trỏ domain về host

Hỏi: Tại sao cần phải trỏ domain về host trước khi cài đặt CloudFlare?

✓ Trả lời: Việc trỏ domain về host trước sẽ giúp CloudFare nhận thông tin ip một cách tự động thay vì bạn phải cài đặt bằng tay.

Hỏi: Nên trỏ domain về host thông qua DNS hay nameservers?

✓ Trả lời: Chọn DNS! Bởi cách này sẽ giúp domain nhận ip nhanh hơn so và không bất tiện!

Hỏi: Bạn có làm một ví dụ minh họa được không?

✓ Trả lời: Được! Mình chọn nhà cung cấp namecheap và domain giapads.com làm ví dụ.

Bước 1: Đăng nhập vào namecheap theo địa chỉ https://namecheap.com/

Bước 2: Chọn mục Domain List, sau đó chọn MANAGE của domain giapads.com

Bước 3: Chọn Advance DNS như hình

Sau đó mình thêm A Record và CNAME Record như hình.

Vậy là xong bước này, khá đơn giản phải không?!

2. Hướng dẫn sử dụng CloudFlare

Đăng nhập vào CloudFlare

Mình truy cập theo địa chỉ tên miền: https://www.cloudflare.com/

Hướng dẫn cài đặt CloudFlare

Quan sát màn hình bên phải, phía trên có Log in, click vào đó thì nó yêu cầu thông tin đăng nhập: user và pass

Thông tin đăng nhập CloudFlare

Thêm domain vào mục Add a site

Khi bạn đã điền thông tin user và pass vào thì CloudFlare sẽ đưa ta về giao diện quản lý của user:

Điền thông tin user và pass vào thì CloudFlare

Lúc này ta quan tâm tới Add a Site, mình click vào đó thì nó trả về giao diện

Điền tên domain cần sử dụng dịch vụ CloudFlare

Giả sử website cần sử dụng dịch vụ cloudflare là giapads.com, thì mình điền như trên và click vào Add site.

Chọn gói dịch vụ trên Cloudflare

Tới đây nhà cung cấp Cloudflare rất thông minh, họ điều hướng user tới giao diện gồm nhiều gói dịch vụ và họ để gói free ở tận dưới cùng

dịch vụ cloudflare cho website

Tùy nhu cầu của từng người mà chọn các gói phù hợp còn riêng bản thân mình, là người mới học nên mình sẽ chọn gói Free $0 còn các gói dịch vụ sẽ cân nhắc vào một dịp khác.

Khi chọn Continue, Cloudflare tự động cài đặt cho mình. Kết quả:

Tiếp tục chọn Continue, giao diện trả về:

 

Bạn chỉ cần copy lại 2 dòng nameservers ở mục 3. Cụ thể là

anton.ns.cloudflare.com

courtney.ns.cloudflare.com

Cài đặt nameservers cho domain trong tài khoản Namecheap

Truy cập vào domain Giapads.com trong namecheap. Ở mục Nameservers, ta chọn Custom DNS như hình:

Kế tiếp bạn điền 2 dòng nameservers ở trên vào. Cho kết quả như hình:

Tới đây là hoàn thành tới 99%, còn một bước vô cùng quan trọng nữa là bạn click vào dấu tích ✓ để lưu các nameservers mới thay đổi. Giờ mới là hoàn thành 100% bạn nhé!

Lưu ý: Với các nhà cung cấp domain khác thì việc điền 2 dòng nameservers sẽ tương tự dù khác nhau về giao diện.

Trong quá trình hướng dẫn sử dụng cloudflare khó tránh khỏi được những lỗi, mong nhận được góp ý từ các bạn để bài viết được hoàn thiện, người mới học sẽ hiểu nhanh hơn. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *